Sài Gòn thất thủ 1975 Khủng_hoảng_tị_nạn_Đông_Dương

Người tị nạn miền Nam Việt Nam trên tàu của Hải quân Mĩ trong chiến dịch Gió Lốc

Vào mùa xuân năm 1975, quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòaMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ráo riết tấn công mở rộng vùng giải phóng, và đến đầu tháng Tư, sự sụp đổ của nhà nước Việt Nam Cộng hòa là kết quả không thể tránh khỏi. Trong chiến tranh Việt Nam, gần một triệu người Việt đã làm việc cho chính quyền Mĩ hoặc là thân nhân của các nhân viên trên. Vì thế, họ tin rằng mình sẽ bị trả thù bởi quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lo ngại việc những tin đồn thất thiệt sẽ gây hoang mang dư luận, kế hoạch di tản đã được triển khai trễ, bắt đầu từ ngày 18 tháng 4 năm 1975 khi Tổng thống Mĩ Gerald Ford thiết lập một lực lượng do Julia Taft đứng đầu với trách nhiệm "hỗ trợ sơ tán công dân Mĩ, công dân Việt Nam, và công dân ngoại quốc khác ở Việt Nam". Lúc bấy giờ, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã áp sát ngoại ô Sài Gòn, và thành phố này đã đông nghẹt người dân.[3]

Cuộc sơ tán người Mỹ và người Việt thuộc diện ưu tiên được thực hiện bởi quân đội Mĩ bằng máy bay, bắt đầu từ ngày 23 tháng Tư tại sân bay Tân Sơn Nhứt. Hỏa tiễn của quân Giải phóng đã nã vào sân bay vào ngày 29/4, làm chết hai lính Hải quân Mĩ, và sân bay cũng đóng cửa kể từ hôm đó. Hàng nghìn người Việt Nam và Hoa Kì vẫn còn chen chúc bên trong Đại sứ quán Mĩ và cả bên ngoài tòa nhà, chờ đợi được di tản. Cả trưa và tối hôm đó, trực thăng Mĩ liên tục đến và đi trên nóc Đại sứ quán, sơ tán người đến các tàu Hải quân Mĩ ngoài khơi. Hàng chục nghìn người Việt khác tìm cách tự sơ tán, chủ yếu bằng cách tự dong thuyền ra khơi và yêu cầu Hải quân hỗ trợ. Sáng sớm ngày 30 tháng Tư, 11 Lính thủy quân lục chiến Mĩ - những công dân Mĩ cuối cùng ở Việt Nam - được sơ tán bằng trực thăng từ Đại sứ quán. Hàng chục nghìn người Việt và người nước ngoài chờ đợi với hy vọng được sơ tán đã bị bỏ lại.[4]

Tổng số người Việt được sơ tán là 138,000. Phần lớn họ được đưa tới đảo Guam bằng tàu quân sự để làm thủ tục nhập cảnh vào Hoa Kì. Từ vị trí đó, họ được chuyển tới một trong bốn căn cứ quân sự: Doanh trại Chaffee ở Arkansas, Trại Pendleton ở California, Doanh trại Indiantown Gap ở Pennsylvania và Căn cứ không quân Eglin ở Florida.130,000 người Việt đã định cư ở tất cả các bang của Mĩ trong vài tháng sau đó. Vài nghìn người tị nạn cũng đã định cư ở các quốc gia khác, nhất là Canada, hoặc chọn trở về Việt Nam.[5]

Vài tháng sau khi Sài Gòn thất thủ, giới chức Mĩ vẫn còn nhiều người vượt biên để trốn khỏi Việt Nam. Mĩ đã thiết lập văn phòng nhập cư ở Bangkok, Thái Lan, điều hành bởi Lionel Rosenblatt, với nhiệm vụ làm thủ tục nhập cảnh vào Mĩ cho người tị nạn.[6]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khủng_hoảng_tị_nạn_Đông_Dương http://www.historyandtheheadlines.abc-clio.com/Con... http://www.hawaii.edu/powerkills/SOD.CHAP6.HTM http://www.library.vanderbilt.edu/central/Brush/Bo... http://www.immd.gov.hk/40/eng/mil/70s/mil_70s_iv.h... http://hmongstudies.org/Grigoleit.pdf http://www.hmongstudies.org/LemoineHSJ6.pdf http://www.montagnards.org/2012-08-29-04-45-58/us-... http://www.refworld.org/type,COUNTRYREP,,VNM,,4974... http://www.u0hcr.org/3ebf9bad0.html http://www.unhcr.org/3ebf9bad0.html